Kingdom of A1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kingdom of A1

Xin chào... Đây là vương quốc nhỏ của lớp 12A1 niên khóa 2006-2008 của THPT Duyên Hải
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Vua Bãi Rác- Tác Giả : Venus..."nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó."

Go down 
Tác giảThông điệp
ngohok
Kỵ binh
Kỵ binh



Tổng số bài gửi : 76
Join date : 06/05/2011
Age : 33
Đến từ : Duyên Hải_Conrad Maldives_ my love

 Vua Bãi Rác- Tác Giả : Venus..."nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó." Empty
Bài gửiTiêu đề: Vua Bãi Rác- Tác Giả : Venus..."nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó."    Vua Bãi Rác- Tác Giả : Venus..."nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó." I_icon_minitimeFri May 20, 2011 1:09 pm

Lời Mở Đầu

Xin chào các bạn, trước khi đọc cuốn tiểu thuyết này, mình xin kể cho
mọi người về cuộc đời của mình, có thể nói nó rất đen tối nhưng mình
nghĩ dù sao thì nó cũng là một đời người, không ai có thể quyết định hay
biết trước mình sinh ra sẽ như thế nào, cho nên dù số phận có như thế
nào đi nữa thì mình cũng vẫn chấp nhận. Khi mình viết cuốn truyện này
thì mình đã trở thành một cô gái trưởng thành có địa vị và quyền lực,
thế nhưng những kỉ niệm về tuổi thơ và quá khứ vẫn luôn hiện rõ trong kí
ức của mình.

Trong câu chuyện kể này, mình xin được giấu thông tin cá nhân và danh
tính của mình và các nhân vật liên quan, còn lí do vì sao mình phải làm
vậy thì mọi người đọc sẽ hiểu. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn
đã quan tâm và đọc câu chuyện này của mình.

Phần 1 : Vua Bãi Rác

Mình sinh ra trong một gia đình nghèo, cái nghèo ở đây không phải là
nghèo chung chung mà người ta vẫn nói, mà là “nghèo đô thị” một trong
những loại nghèo đang trở nên phổ biến ở các thành phố và đô thị lớn.
Mình không muốn lấy cái nghèo ra để kể khổ nhưng vì nó có ảnh hưởng quan
trọng đến tương lai của mình sau này nên mình vẫn nhắc đến cho mọi
người hiểu.

Gia đình mình có ba chị em, mình là chị cả, còn hai đứa em sinh đôi một
trai một gái. Tiếc rằng khi mẹ mình mang thai hai đứa em thì bà bị cảm
nặng, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy mà khi mẹ mình
mang thai đến tháng thứ 8 thì đẻ non, tuy vẫn cứu được 2 đứa trẻ nhưng
chúng khá yếu, phải ấp lồng để chăm sóc. Sau này chỉ có em trai là phát
triển bình thường, còn em gái mình thì không nói được, có lẽ là do khi
mẹ mình mang thai sức khỏe kém nên đã ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ba mình là một người cần mẫn, chăm chỉ, cho dù làm quần quật cả ngày
nhưng cũng chỉ nhận được một mức lương còm cõi, chỉ đủ nuôi sống qua
ngày. Còn mẹ mình mắc bệnh phong gây biến chứng ở khớp và xương. Năm
mình học lớp 3, mẹ mình đi chợ bị một tên quan chức cảnh sát say rượu
lái xe ô tô đâm vào, khiến cho bà bị gẫy chân và sau này đi lại rất khó
khăn, thế nhưng hắn chỉ đền cho mẹ mình một ít tiền rồi chẳng quan tâm
gì nữa, gia đình mình chẳng thể làm gì được vì hắn là cảnh sát, có thể
đổi trắng thành đen. Từ đó mình đã có tư tưởng căm nghét bọn cảnh sát và
những người giàu có. Kinh tế gia đình mình hoàn toàn phụ thuộc vào ba.

Ba mẹ mình đều là những người không được học hành, thế nhưng họ vẫn cố
gắng để cho 3 chị em mình đi học, có lẽ ba mẹ mong muốn con cái có một
tương lai tốt đẹp hơn chứ không tăm tối mù mịt như cuộc sống hiện nay.
Được đi học đáng lẽ ra là một điều may mắn, thế nhưng đối với mình thì
nó lại khác, mình không thích đi học vì mặc cảm với bạn bè. Cho dù lúc
đó mình còn rất bé nhưng vẫn nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của gia
đình, vì vậy mình rất rụt rè, ít giao tiếp và thích cuộc sống một mình.
Trong suốt những năm học tiểu học, mình cố gắng học hành chăm chỉ để
không thua kém bạn bè trong lớp và làm vui lòng ba mẹ. Kết quả là mình
trở thành học sinh giỏi của lớp và trường. Thế nhưng mình lại chẳng cảm
thấy điều đó là vinh dự cả, nhiều khi lên nhận phần thưởng còn cảm thấy
tủi thân khi được cái danh hiệu “học sinh nghèo vượt khó”. “Nghèo không
phải là tội, Nghèo không phải là nhục, nhưng tại sao chẳng ai muốn kết
bạn với Nghèo”.

Tuy được coi là sinh sống ở thành phố nhưng đâu phải cứ sống ở thành phố
là có cuộc sống khá giả, nơi mình sống là vùng rìa ngoài của ngoại ô,
là khu vực tập trung cộng đồng những người nghèo và tầng lớp thấp (chủ
yếu là người nhập cư). Thời ấy những người thành phố gọi khu vực đó bằng
cái tên cũng chẳng đẹp đẽ gì và còn có ý miệt thị, coi thường những
người sống nơi đây.

Sự phát triển kinh tế một cách thần tốc làm cho bộ mặt đất nước thay đổi
rõ rệt, đi cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp
ngày càng trở nên sâu sắc hơn, điều đó tạo nên một nghịch lí là người
giàu thì càng giàu hơn, còn người nghèo thì lại càng nghèo. Đồng hành
với sự bùng nổ kinh tế là sự bùng nổ về rác thải và ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy mà khu vực mình ở đã thành một bãi rác khổng lồ, là nơi tập
kết rác của cả thành phố và một số khu vực khác. Sự xuất hiện của bãi
rác đã làm thay đổi khu vực mình sinh sống, tiêu cực có, tích cực cũng
có.

Vào những ngày nắng nóng, mùi hương nồng nàn từ bãi rác bay xa tới cả
chục km, bao trùm cả một khu vực rộng lớn. Mùi hương nồng nàn đó không
một từ ngữ nào có thể lột tả chính xác được, khủng khiếp như mùi của
người chết bị phân hủy vậy, đó là thứ mùi mà người dân ở đây có đến chết
cũng không thể quên được.

Mùi hương đó mang đến sự khiếp sợ đối với con người nơi đây, thế nhưng
nó lại quyến rũ lũ ruồi nhặng đến đây kiếm ăn và sinh sản.

Ruồi nhặng tập trung đông đến không thể tưởng tượng nổi, chúng bay thành
từng đàn đen kịt làm u ám cả bầu trời. Đầu tiên chúng tập trung ở bãi
rác, sau đó thì mở rộng địa bàn hoạt động ra phạm vi xung quanh và cuối
cùng là cả khu vực dân cư nơi đó.

Thảm họa Ruồi là nỗi khiếp sợ lớn thứ hai sau thảm họa mùi hương của
người dân nơi đây. Lũ ruồi hoạt động mọi nơi, mọi lúc, cả ngày lẫn đêm
và trong mọi điều kiện thời tiết. Không có gì có thể ngăn cản sự hoạt
động của chúng, có vẻ như thượng đế rất ưu ái cho khả năng sinh tồn của
loài ruồi nhặng.

Ruồi có mặt ở khắp mọi nơi, bất cứ chỗ nào đậu được là chúng bám vào. Từ
trong nhà, ngoài sân cho đến vỉa hè, đường cái, chỗ nào cũng có mặt bọn
chúng. Việc bị ruồi nhặng bâu vào người rất khó chịu, có vẻ chúng thích
chọc tức con người vậy, ngay cả đến chó mèo cũng còn cảm thấy khó chịu
và bức xúc khi bị lũ ruồi làm cho mất giấc ngủ. Trong bữa ăn chúng cũng
không để cho người ta được yên, cứ bay vòng vèo qua mặt, có con còn táo
bạo đậu cả vào giữa bát cơm cứ như nhận phần “chỗ này là của ông”. Còn
trong thức ăn có lẫn ruồi cũng trở lên phổ biến, thôi thì cũng đành chấp
nhận, coi như là được bổ sung chất đạm miễn phí. Nếu như trước kia
người ta nói “chó ngáp phải ruồi”, thì bây giờ người ngáp phải ruồi là
chuyện bình thường. Ngay cả đến mình còn bị ruồi bay lạc hướng chui tọt
vào miệng, nhổ mãi không ra và mắc trong cổ họng, cuối cùng đành chấp
nhận uống nước để cho nó chui tọt vào bụng.

Cuộc chiến giữa con người và ruồi có lẽ chẳng bao giờ kết thúc, mặc dù
con người đã tìm mọi cách để tiêu diệt chúng, kể cả là phun thuốc diệt
ruồi đồng loạt nhưng hình như chẳng ảnh hưởng đến quân số và hoạt động
của chúng. Hồi đó, mình có nghe một nhân viên phun thuốc diệt ruồi nói
một cách hóm hỉnh rằng : “Loài ruồi là sinh vật rất thông minh, chúng
hoạt động rất có tổ chức và chặt chẽ, nơi nào ruồi mới bị phun thuốc
diệt xong là chúng lập tức cho quân tiếp viện tới ứng cứu và tiếp tục
duy trì hoạt động, không bao giờ để lãng phí vườn không nhà trống cả”.

Vì vậy mà con người nơi đây vừa tìm cách chống lại ruồi nhưng cũng dần
chấp nhận sống chung với ruồi như một quy luật tự nhiên của xã hội “ở
đâu có người thì ở đấy có ruồi, ở đâu có ruồi thì ở đấy có con người”.

Thế nhưng bất chấp những hậu quả tiêu cực mà bãi rác gây ra thì nó lại
trở thành nguồn sống để kiếm ăn qua ngày của một bộ phận cư dân nghèo
nơi đây. Và cũng chính từ khi bãi rác xuất hiện, một nghề mới được hình
thành và ngày càng phát triển, đó là nghề “bới rác”.

Thế nhưng bất chấp những hậu quả tiêu cực mà bãi rác gây ra thì nó lại
trở thành nguồn sống để kiếm ăn qua ngày của một bộ phận cư dân nghèo
nơi đây. Và cũng chính từ khi bãi rác xuất hiện, một nghề mới được hình
thành và ngày càng phát triển, đó là nghề “bới rác”.

Thời gian đầu chỉ có vài người làm công việc này, nhưng sau đó họ rủ
người thân và bạn bè cùng làm, từ đó nghề “bới rác” trở thành một nghề
hót ở nơi đây. Bình thường mỗi ngày có khoảng một trăm đến hai trăm
người làm công việc này, có lúc đỉnh điểm lên đến ba bốn trăm người.
Công việc của những người bới rác là nhặt những đồ bỏ đi như vỏ chai,
lon bia, bao tải, săm lốp, nhựa, dây điện, dây cáp, túi nilon… hay bất
cứ thứ gì có thể bán được tiền.

Những người làm công việc này gồm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, có những
đứa trẻ 9, 10 tuổi đã theo ba mẹ đi làm và cả những ông bà già sấp xỉ 70
tuổi vẫn cố làm lụng kiếm thêm chút đồng bạc lẻ sống qua ngày. Ba mình
cũng đi làm công việc này nhưng chỉ tranh thủ lúc 3h đêm đến 6h sáng mà
thôi vì lúc đó các xe chở rác tập kết về bãi nhiều nhất. Thời gian này
hàng trăm con người bịt khẩu trang vây quanh các xe chở rác vừa mới đổ
xuống để dùng cào bới các bao rác đã bó thành từng túi nilon lớn. Đây là
công việc rất vất vả và nguy hiểm, có người đã bị đè gãy chân vì xe rác
đổ vào người, vì vậy trẻ con chúng mình không được phép làm vào thời
gian này.

Năm mình học lớp 4, hai chị em mình đã cùng bọn trẻ con trong xóm tụ tập
nhau lại cùng đi nhặt rác ở bãi để kiếm tiền phụ giúp gia đình và mua
sắm sách vở. Chị em mình và bọn trẻ con chỉ có thể tranh thủ vào lúc
không đi học và những ngày chủ nhật được nghỉ phép, còn lại vẫn phải
chăm chỉ cắp sách đi học như bình thường.

Nhặt rác ban ngày nhàn hạ hơn lúc sáng sớm vì xe chở rác không nhiều,
thế nhưng bãi rác vẫn không bao giờ dưới một trăm người, cả lớn lẫn trẻ
nhỏ. Bãi rác rộng lớn là vậy nhưng lòng tham của con người dường như vô
đáy, họ tranh giành nhau những chỗ làm ăn tốt nhất dẫn đến những cuộc ẩu
đả cãi nhau chí chóe… Bọn mình là trẻ con nên chỉ biết đứng ngoài cuộc
xem mà thôi và cũng không dám tranh giành với họ. Cứ cái gì liên quan
đến tiền, đến lợi ích là con người ta chẳng còn kiêng nể gì nhau hết.
Một số người châm biếng nói “ý thức con người chẳng bằng con ruồi” cũng
chẳng sai vì loài ruồi ở đây đông đúc hơn con người hàng tỉ lần nhưng
chúng chẳng bao giờ tranh giành với nhau mà còn biết phân chia địa bàn
một cách hợp lý.
Mọi người đừng coi thường những con người nơi đây tranh giành nhau chỉ
vì thứ rác rưởi bẩn thỉu. Mà ở các nước phương tây họ cũng tranh giành
nhau thứ “của nợ” hái ra tiền này. Đặc biệt là ở thành phố cảng Napoli
miền Nam nước Ý, nơi mà bọn tội phạm Mafia hoành hành, bọn chúng coi rác
là mỏ vàng quý giá mang lại nguồn thu nhập khổng lồ hàng năm, kể cả là
ma túy cũng không thể sánh bằng. Chính vì vậy mà ở Ý đã xảy ra cuộc
khủng hoảng rác trầm trọng nhất trong lịch sử thể giới, khiến cho cả
thành phố Napoli phải khốn đốn, vật lộn trong biển rác.

Bãi rác thành phố thực ra cũng bị một thế lực ngầm kiểm soát và thao
túng. Những khoản tiền khổng lồ mà chính quyền thành phố chi ra để xử lý
rác hầu hết đều rơi vào túi của một số quan chức và công ty quản lý môi
trường… Chính vì vậy rác được xử lý một cách rất cẩu thả và qua loa,
không theo những quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường, kết quả đã
gây ra ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước ngầm cả khu vực dân cư xung
quanh.

Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm dẫn đến người dân không có nước sinh hoạt,
phải bỏ tiền đi mua nước của các công ty tư nhân với giá cắt cổ, cuộc
sống vốn khó khăn của người dân nơi đây nay lại càng cực khổ hơn. Thương
dân cực khổ vì không có nước sạch dùng, thế là mấy ông “tham quan” liền
giương cao khẩu hiệu “ bằng mọi giá phải có nước sạch cho nhân dân”.
Chỉ trong thời gian ngắn sau đó, mấy ông quan tham đã xin được tiền vốn
từ cấp trên lên tới cả triệu đô, nhà máy nước sạch cũng được nhanh chóng
xây dựng cho kịp tiến độ, không để cho dân phải chờ lâu.

Khi nhà máy được khánh thành, người dân vô cùng vui sướng, hạnh phúc.
Thế nhưng niềm vui sướng đó chẳng được bao lâu, nhà máy hoạt động cầm
chừng và chất lượng nước ngày càng kém, chưa đầy 4 tháng sau, nhà máy
ngừng hoạt động vì hỏng hóc. Sau đó, họ đưa ra đủ mọi lí do cho sự ngừng
hoạt động này và cuối cùng nhà máy đóng cửa vĩnh viễn. Thế là người dân
lại quay trở về với cuộc sống ngày xưa là đi mua từng thùng nước về
dùng.

Hồi đó mình nghe những người lớn tuổi nói rằng khi xây dựng nhà máy nước
sạch đã bị mấy ông tham quan và chủ thầu xây dựng vơ vét gần hết, cuối
cùng nhà máy được xây dựng cho có lệ mà thôi. Sau này mình sống và làm
việc cùng cha nuôi thì mới hiểu được số tiền chi cho dự án này được chia
thành rất nhiều phần, một phần biếu cho cấp trên đã kí quyết định và
cấp vốn xây dựng( nếu không biếu bọn này thì họ không bao giờ kí quyết
định), một phần biếu các sở nghành liên quan, một phần cho những ông
“tham quan” thương dân ở địa phương đã vận động xây dựng nhà máy, một
phần cho chủ thầu xây dựng dự án… và cuối cùng số tiền bé nhỏ còn lại
mới được giành cho xây dựng công trình thế kỉ.

Thế mới hiểu họ vận động xây dựng nhà máy nước sạch không phải vì thương
dân, mà thực ra là để vơ vét tiền của nhà nước mà thôi, cứ mỗi một dự
án là họ lại có tiền đút túi làm của riêng bất chấp nỗi khổ của dân
chúng. Lúc đó mình còn quá nhỏ để hiểu được những vẫn đề đó, mình chỉ
biết nghét “tham quan, tham nhũng” vì thấy người ta lên án, còn nó là
cái gì thì mình cũng không hiểu.

Sau một năm nhà máy nước sạch đóng cửa, có một công ty tư nhân đã mua
lại và bỏ vốn xây dựng cơ sở vật chất, đưa nhà máy hoạt động trở lại như
cũ, từ đó cuộc sống của người dân mới bớt khổ hơn.
Cuộc sống của những đứa trẻ nhặt rác nơi đây cũng chẳng tốt đẹp gì, một
tương lai u ám không gì sáng sủa, một số phận bấp bênh sống dựa vào sự
lên xuống của rác. Tuy sống trong rác chết vùi trong rác, nhưng những
đứa trẻ như mình luôn ý thức một rằng phải giữ cho con người và tâm hồn
mình trong sáng, không vì rác mà bị vấy bẩn.

Nhặt rác là một công việc khá vất vả, đòi hỏi phải có sức chịu đựng tốt
vì luôn đối mặt với mùi hôi thối và ruồi nhặng. Thời gian đầu hai chị em
mình cảm thấy rất khó chịu, chóng mặt và buồn nôn, về nhà cơm cũng
chẳng muốn ăn. Thế nhưng nhìn những đứa trẻ khác trong xóm làm được thì
chị em mình tự nhủ phải cố gắng hơn, quyết không để thua kém bọn nó. Sau
gần hai tháng miệt mài, hai chị em mình cũng dần quen được môi trường
khắc nghiệt đó. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và mưa phùn vẫn khiến
cho tụi trẻ con chúng mình phát ớn vì khó chịu. Ngày nắng nóng thì mồ
hôi nhễ nhại, nắng cháy da và mùi thối của rác bốc lên nồng nặc. Còn
những ngày mưa phùn thì tồi tệ hơn, rác trở lên lấm bẩn vì dính nước
mưa.. rác mà bẩn thì tụi mình cũng bẩn theo, thế là không có quần áo
thay, càng khiến cho tụi mình khó chịu hơn.

Có rất nhiều người tò mò hỏi về thu nhập của công việc nhặt rác, nhưng
họ lại không hiểu rằng một khi làm cái nghề thấp hèn này thì không ai
muốn trả lời câu hỏi đó, họ chỉ cần hiểu một điều đơn giản là công việc
này giúp cho những người nghèo nơi đây đủ trang trải cuộc sống khó khăn
hàng ngày.

Ai cũng nghĩ đây là một nghề thấp hèn của xã hội, nhưng mọi người nơi
đây thì lại quan niệm khác “không có nghề hèn, chỉ có người hèn”, vì vậy
mặc kệ người ta nói gì, những người nhặt rác vẫn cứ cần cù chăm chỉ làm
việc, mong tích cóp được một khoản tiền nhỏ để cho con cái sau này có
một tương lai sáng sủa hơn..

Nhặt rác là công việc vất vả nhưng còn có một mối nguy hiểm tiềm ẩn mà
không ai ngờ tới, đó chính là ô nhiễm, độc hại làm ảnh hưởng tới sức
khỏe. Mình cũng chứng kiến nhiều người nhặt rác phải gánh chịu hậu quả
và di chứng, có đôi vợ chồng cưới nhau mấy năm nhưng ba bốn lần sẩy
thai, đến năm thứ 5 mới đẻ được nhưng đứa trẻ rất gầy còm, chậm phát
triển.., 4 người bị phát hiện ung thư, một số người chết non không rõ
nguyên nhân.., chưa kể rất nhiều người mắc các bệnh về hô hấp, da
liễu... Ai cũng biết làm cái nghề này rất độc hại, nhưng họ chẳng còn
con đường nào khác, rác là lựa chọn duy nhất của những con người khốn
khổ nơi đây. Cho dù rác độc hại nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm, nghèo
khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo
lắng điều đó.

Con người cho dù sinh ra có cuộc sống sung sướng hay nghèo khổ, có thân
phận cao sang hay thấp hèn.. thì khi chết đi đều được đem về an táng
chung một nơi là nghĩa địa. Những vật phẩm hàng hóa của con người sản
xuất ra cũng giống như vậy, cho dù đó là sản phẩm đắt giá hay rẻ tiền,
cao quý hay bình dị.. nhưng một khi không còn giá trị hay không được sử
dụng nữa thì cùng chung một số phận là bị người ta vất ra bãi rác..
Chính vì vậy mà ở bãi rác có tất cả mọi thứ, có thứ còn dùng được, có
thứ không, có thứ người này không sử dụng được nhưng người khác lại dùng
được.. tất cả đều nằm lẫn lộn với nhau.

Những người nhặt rác tận dụng tất cả những gì có thể bán được tiền và cả
những thứ còn sử dụng được đem về nhà dùng. Họ còn nhặt cả những thứ đồ
chơi mà bọn thành phố vất đi để mang về cho con nhỏ ở nhà chơi (búp bê,
gấu bông, ô tô…). Chứng kiến cảnh đó mình có cảm giác buồn khó hiểu và
trong đầu đặt ra một câu hỏi lớn : “tại sao lại có sự bất công lớn như
vậy, có đứa sinh ra trong giàu có được mua đồ chơi mới, còn những đứa
trẻ nghèo phải dùng đồ vất đi của bọn chúng”. Tuy mình cũng ước ao có
được cuộc sống giàu sang như họ, nhưng không hiểu sao mình lại có tư
tưởng nghét người giàu có, còn nguyên nhân vì sao thì mình cũng không
giải thích nổi.
Điều thú vị và bất ngờ nhất đối với người nhặt rác là lượm được tiền, có
thể nói không ai làm cái nghề này mà không nhặt được tiền bao giờ,
không ít thì nhiều và tùy thuộc vào sự may mắn nữa. Có những người được
“thánh cho ăn lộc” còn nhặt được cả vàng và bọc tiền lớn, chắc mọi người
cũng hiểu cảm giác đó tuyệt vời như thế nào. Thế nhưng đâu phải ai cũng
được hưởng diễm phúc như vậy, nếu không những người nhặt rác biến thành
tỉ phú hết cả rồi. Hồi đó mình còn quá trẻ con nên có ao ước viển vông
rằng nhặt được một bao tải tiền và trở nên giàu có, tha hồ mà tiêu xài
mua sắm.., sau này mỗi khi nghĩ đến mình lại cảm thấy thật buồn cười và
ngốc nghếch.

Mỗi khi lượm được tiền, cho dù đó chỉ là những đồng tiền lẻ nhưng điều
đó cũng khiến cho những người nhặt rác cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc,
xua tan đi những nhọc nhằn mệt mỏi trong người và cố gắng làm việc hơn.
Muốn nhặt được tiền cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tiền thường được
tìm thấy ở những chỗ như trong quần áo cũ, trong chăn ga, gối đệm.. bị
người ta vô tình vất đi mà không biết.

Chị em mình cũng hay may mắn nhặt được tiền, tuy không nhiều nhưng cũng
khiến chị em mình vui lắm rồi. Và thường khi lượm được tiền, sau buổi
làm việc hôm đó hai chị em đều mua kem để tự thưởng cho chính mình. Đối
với người thành phố thì họ chẳng thèm ăn thứ kem mút rẻ tiền như vậy,
nhưng với những đứa trẻ nghèo như tụi mình thì đó lại là món ăn hảo hạng
tuyệt vời nhất. Mặc kệ quần áo lấm lem dính bẩn, mặc kệ mặt mũi chân
tay chưa rửa, chị em mình vẫn cầm que kem ăn một cách ngon lành, đã thế
vừa ăn lại phải đuổi lũ ruồi đáng nghét đang bâu xung quanh. Tuy bị lũ
ruồi làm cản trở việc thưởng thức món kem hảo hạng nhưng trên khuôn mặt
chị em mình vẫn rạng rỡ nụ cười hạnh phúc, đó là những khoảnh khắc đẹp
nhất, đáng nhớ nhất của tuổi thơ hai chị em. Có ai ngờ hạnh phúc là
những điều giản dị như vậy, và những thứ hạnh phúc bình dị đó cho dù có
tiền chị em mình cũng không mua lại được, nó chỉ còn hiện lại trong kí
ức đẹp đẽ mà thôi. Sau này mình trở lên giàu có, được thưởng thức những
món kem đắt tiền nhất, sang trọng nhất ở cả trong và ngoài nước, thế
nhưng nó lại không bao giờ có cảm giác ngon lành như que kem rẻ tiền hồi
ấy, cuộc đời này đúng là có nhiều điều kì lạ phải không các bạn.

Quả thực ở bãi rác có rất nhiều câu truyện khó tin mà chỉ có những con người nơi đây mới hiểu và thấm thía được.

Ngoài lượm được tiền ra, những người người bới rác còn nhặt được cả
những giấy tờ cá nhân quan trọng khác như chứng minh nhân dân, bằng lái
xe, hộ chiếu.. Đây là những giấy tờ quan trọng, vì vậy khi nhặt được mọi
người đều tìm cách liên lạc để trả lại cho chủ nhân, vừa làm được điều
tốt lại vừa được người ta hậu tạ tùy theo mức độ quan trọng của giấy tờ
đó. Tuy nhiên, nhiều khi “làm ơn phải tội”, đã không được hậu tạ cái gì
lại còn bị người ta quy cho cái tội ăn cắp, rồi giả vờ nhặt được để xin
tiền… Cuộc đời này đúng là có lắm kẻ khốn nạn, đạo đức sống không bằng
loài vật, coi thường người nghèo như rác rưởi. Mình cũng chứng kiến cảnh
một tên nhà giàu sơ ý làm mất một bọc tiền và lẫn trong đống rác, khi
hắn đến bãi rác nói chuyện với mọi người thì có thái độ hách dịch, quát
mắng mọi người nếu nhặt được mà không đem trả sẽ trả thù.. Lúc đó mình
và những người nhặt rác đều biết ai nhặt được bọc tiền đó, nhưng vì thấy
thái độ không tử tế của hắn nên tất cả mọi người đều im lặng, thà để số
tiền đó rơi vào tay người khác còn hơn đem trả cái loại cầm thú như
vậy. Điều đáng nói ở đây chính là mọi người rất biết bảo vệ và giúp đỡ
nhau trong những trường hợp đặc biệt..

Làm việc ở đây có rất nhiều điều thú vị mà chỉ có những người nhặt rác
và các chủ nhà hàng mới biết được. Đó là khi các xe đổ rác xuống bãi,
trong những thứ rác hỗn độn đó thỉnh thoảng có những con chó hoặc mèo
chết không biết vì nguyên nhân gì. Và thế là những người bới rác nhặt
những con vật chết đó rồi đem bán cho mấy ông chủ quán thịt ở gần đấy.
Sau đó, ông chủ quán sẽ làm thịt và chế biến bằng phương pháp đặc biệt,
cuối cùng cung cấp thịt cho các nhà hàng trong thành phố.. Và thế là
những con chó mèo chết đó lại biến thành những món ăn đặc sản hảo hạng
giành cho những dân bợm nhậu và đại gia lắm tiền thích ăn nhà hàng. Có
khi chính chủ nhân vất con vật chết đó đi lại ăn phải món ăn đặc biệt ấy
mà vẫn khen ngon hết lời.

Có lần mình phát hiện một con chó chết đã bốc mùi thối và ruồi nhặng bậu
đầy xung quanh, mình không biết lão chủ quán đó có nhận mua con vật
chết thối này không. Suy nghĩ một hồi hai chị em mình vẫn cho nó vào bao
tải rồi đem bán thử xem sao. Không ngờ lão chủ quán lại chẳng thèm chú ý
đến xem con vật chết thối đến mức độ nào mà vẫn vui vẻ nhận mua và trả
tiền, đã thế hôm đó lại trả giá cao hơn bình thường vì đang cần hàng,
khiến cho chị em mình vui lắm, thế là lại có tiền ăn kem.. Cuộc đời luôn
là vậy, nếu bạn không ăn thì hãy để người khác ăn, không có gì là lãng
phí cả.
Hồi đó mình còn quá nhỏ để nhận thức được vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm, vì vậy đã vô tình tiếp tay cho hành động mất nhân tính của những
kẻ xấu đó. Mình nghe nói bọn họ dùng các loại hóa chất tẩy rửa “thần kì”
làm cho thực phẩm thiu thối lại biến thành thực phẩm tươi sống giống
như bình thường, gần như là không thể phát hiện ra được, kể cả những
người có kinh nghiệm chọn thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn nạn lớn của quốc gia khi mà có hẳn
một nghành công nghiệp dịch vụ chuyên tái chế các thực phẩm chết, hôi
thối, phế thải… để đem trà trộn với các thực phẩm tươi sống khác, thu
lợi nhuận bất hợp pháp hàng tỉ đôla Mĩ mỗi năm. Liệu có ai hiểu khi bước
chân ra nước ngoài đó là một nỗi nhục đáng hổ thẹn, một vết sẹo lớn làm
hoen ố hình ảnh quốc gia. Vì vậy khi trở thành một nhà hoạt động chính
trị, mình thề rằng sẽ phải làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo nên một
hình ảnh mới “thân thiện” với tất cả mọi người chứ không phải là cái gai
trong mắt, một kẻ thù đáng sợ, một nỗi nguy hiểm tiềm ẩn mà những người
nước ngoài vẫn hay nghĩ… (Đoạn này tác giả có ẩn ý, không hẳn chỉ nói
về an toàn thực phẩm mà còn ám chỉ cái khác lớn lao hơn, vì vậy độc giả
cần phải liên tưởng tới “hình ảnh quốc gia” thì mới thấu hiểu ý nghĩa
sâu sắc của nó.)

Chứng kiến cảnh những con vật chết thối đó lại được tái chế để đem bán
cho các nhà hàng thì hai chị em thề rằng không bao giờ ăn thịt chó mèo
ngoài quán (nói vậy thôi chứ cũng chẳng có tiền mà được ăn uống như
người ta). Sau này em trai mình trở nên giàu có thì nó cũng chỉ dám ăn
thịt chó mèo nếu biết trước con vật đó xuất xứ từ đâu mà ra. Khổ thân em
trai, có lẽ nó vẫn còn mắc cái bệnh nghề nghiệp.

“ Hàm Tử Dương : Vấn đề vệ sinh thực phẩm quả thực tui không dám có bình
luận gì, nhưng tốt nhất là không nên biết thì hơn, các cụ đã bảo rùi
“Điếc không sợ súng”, thế nên không biết thì cứ thoải mái ăn chẳng lo
ghĩ gì, nhưng nếu đã trót dại biết thì chẳng ai dám ăn, mà có ăn thì
cũng mất hết vị ngon. Mà mọi người ai cũng hiểu rồi đó, thời buổi bây
giờ cái gì cũng mất vệ sinh, cái gì cũng độc hại…, thế nên biết để làm
gì, cứ ăn cứ chơi tẹt ga đi, sống chết đã có số.. Mà có lỡ ngộ độc thì
cũng chẳng lo, bảo hiểm nhà nước bắt đóng rùi, không dùng thì cũng phí.
Ta có thể chết vì ăn, chết vì uống, chết vì gái… nhưng quyết không thể
chết vì thiếu ba thứ đó.”

Ở bãi rác có rất nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi với hai chị em mình, nhà
chúng nó cũng nghèo và phải đi bới rác kiếm tiền. Bãi rác vừa là nơi
kiếm ăn nhưng cũng là vừa là sân chơi của tụi trẻ con. Vì có đông đảo
lực lượng nên chúng mình thường chơi trò đánh trận giả, chia làm nhiều
bên rồi đánh nhau chiếm đảo. Đảo ở đây thực chất là những đống rác chất
cao như núi.

Để trò chơi đánh trận giả thêm phần hấp dẫn, mỗi đội quân có lá cờ riêng
của mình. Cờ bọn mình sử dụng là cờ thật hẳn hoi, nhưng không phải đi
mua mà là nhặt từ bãi rác. Như mình đã nói ở trên, bãi rác là kho tàng
lưu trữ tất mọi thứ vất đi và không còn giá trị sử dụng, ngay cả quốc kì
thiêng liêng cao quý như vậy cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu
này..

Có lẽ nhiều người khá bất ngờ vì ở đây có cả cờ của nước ngoài như Mĩ,
Anh, Nhật… và hầu hết chúng đều còn lành lặn. Những lá cờ này là do các
công ty nước ngoài khi vào làm ăn ở nước mình thì đều treo cờ giễu võ
giương oai. Sau khi những lá cờ này cũ thì họ vất đi để thay bằng những
lá cờ mới, còn lá cờ cũ thì bị tống vào thùng rác một cách không thương
tiếc và cuối cùng rơi vào tay tụi mình. Những lá cờ này không thể là của
Đại sứ quán hay lãnh sứ quán vì họ không bao giờ ném quốc kì của mình
vào thùng rác mà thực hiện nghi lễ đốt cờ để hủy nó đi. Chỉ có các công
ty làm ăn bố láo mới to gan mới vứt lá cờ của mình ra bãi rác, không bít
người dân của họ khi nhìn thấy quốc kì của nước mình nằm ở bãi rác hôi
thối thì họ sẽ suy nghĩ thế nào nhỉ..

Trò chơi đánh trận giả diễn ra hết sức náo nhiệt và hoành tráng, lá cờ
đại diện cho quân của mỗi bên, “tượng trưng cho sức mạnh và khí thế hào
hùng của thế hệ trẻ”… Trong khi chơi, lũ trẻ lao vào chiếm đảo của nhau,
xô đẩy nhau lăn lông lốc từ trên cao xuống rồi lại hăng hái leo lên vật
lộn và quần nhau tiếp. Cứ như vậy bãi rác trở thành bãi chiến trường
cho những đứa trẻ nghèo như tụi mình vui chơi. Trò chơi chỉ kết thúc khi
bên nào chiếm được toàn bộ đảo và bên kia không còn khả năng chiếm lại
được nữa, lúc đó lá cờ của bên thắng trận sẽ tung bay trên hòn đảo cao
nhất như khẳng định cho chiến thắng vẻ vang mà quân mình đã giành được.

Chơi đánh trận giả thích nhất là được cầm cờ, (nhưng mình nghe nói trong
chiến tranh thì không ai muốn cầm cờ vì cầm cờ là chết, lúc chiến đấu
hai bên đều tập trung bắn vào người cầm cờ của đối phương, cứ người cầm
cờ này ngã xuống thì lập tức người sau đó lại cầm lên, không được để cờ
nằm phủ dưới đất, lá cờ thể hiện khí thế tấn công, tinh thần quyết
thắng, vì vậy mà lá cờ lúc nào cũng phải tung bay trên trận địa để cổ vũ
tinh thần chiến đấu của tất cả binh lính). Còn hình ảnh lá cờ tung bay ở
đây lại thể hiện niềm khát khao của những đứa trẻ nghèo mong muốn vượt
qua số phận, vượt lên chính mình, đồng thời thể hiện ước mơ về một ngày
mai tươi sáng, hạnh phúc hơn..

Có lần trong trò chơi đánh trận giả, phe liên quân mang cờ nước ngoài
giành chiến thắng, hôm đó mình lại là người may mắn được cầm cờ, nhưng
không phải là cờ quốc gia mà là cờ Mĩ, mọi người đừng nghĩ là phản động
nhé vì tụi mình lúc đó không quan tâm đến vấn đề chính trị, nói chung là
không biết gì. Lúc đấy mình vui lắm, vẫy là cờ chiến thắng tung bay
trên thành cát cuối cùng của quân địch, nụ cười rạng rỡ của tụi trẻ con
chúng mình khiến cho cả những người lớn đang nhặt rác cũng cảm nhận
được, có lẽ họ mong rằng tương lai của tụi trẻ sẽ không phải vất vả, lam
lũ mưu sinh trên bãi rác này.

Trong lúc mình và tụi trẻ đang hân hoan đón mừng chiến thắng thì có một
người lạ đã chụp được khoảnh khắc độc nhật vô nhị trong lịch sử này.
Mình và tụi trẻ lúc đó không quan tâm đến sự hiện diện của của người
chụp ảnh, đến bây giờ mình cũng không xác định đó là phóng viên, nhà báo
hay chỉ là nhà nhiếp ảnh tự do ngẫu hững chụp bức ảnh vừa rồi. Thế
nhưng không hiểu vì sao mà bức ảnh lại không bao giờ được công bố cho dư
luận biết, có thể họ lo ngại bức ảnh đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chính
trị vì lá cờ mình đang cầm trên tay là của nước Mĩ, cũng có thể người
chụp ảnh không hiểu được giá trị thực sự của nó mà đem vứt vào một xó..
Đến bây giờ mình vẫn còn băn khoăn một điều, nếu như bức ảnh đó được
công bố rộng rãi cho dư luận biết, đặc biệt là dư luận Mĩ thì họ sẽ có
phản ứng như thế nào, liệu có tạo nên được lán sóng dư luận làm rung
chuyển cả nước Mĩ hay không. Có lẽ người Mĩ sẽ bị sốc khi lá cờ của họ,
lá cờ đại diện cho đất nước, cho sức mạnh quyền lực và nền tự do dân chủ
lại tung bay bởi một cô bé lấm lem bẩn thỉu nhưng lại rạng rỡ nụ cười
hạnh phúc của niềm vui chiến thắng. Hơn nữa lá cờ đó lại tung bay trên
đỉnh của bãi rác, một nơi không có gì là đẹp đẽ cả..

Dĩ nhiên dư luận Mĩ sẽ không lên án hành động cầm lá cờ bôi nhọ hình ảnh
nước Mĩ, mà ngược lại họ vô cùng xúc động khi thấy cuộc sống mưu sinh
của những đứa trẻ nghèo nơi đây, đằng sau những nụ cười rạng rỡ đó là
một cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh.. Và với tính cách của người Mĩ thì họ
sẽ không bao giờ bỏ rơi những đứa trẻ như vậy, đặc biệt là mình, cô bé
đã giương cao ngọn cờ chiến thắng, biểu tượng của nền tự do dân chủ Hoa
Kỳ. Có khi mình lại được đưa sang Mĩ nuôi dưỡng và học hành miễn phí, ôi
“giấc mơ Mĩ” của những đứa trẻ nghèo…

“Hàm Tử Dương : Đừng nên coi thường một bức ảnh, bởi vì nó có thể làm
thay đổi cuộc đời của cả người chụp và người được chụp, để hiểu thêm về
lĩnh vực này độc giả nên tìm hiểu về 100 bức ảnh làm thay đổi cả thế
giới và giải thưởng Ảnh báo chí thế thới World press photo (trong đó có
rất nhiều ảnh của Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ)”.

“Hình ảnh tác giả giương cao ngọn cờ tự do của Mĩ “ám chỉ” rất nhiều vấn
đề, có thể tác giả muốn ca ngợi nước Mĩ, ca ngợi nền tự do dân chủ Mĩ,
cũng có thể tác giả muốn gửi một thông điệp đến nước Mĩ rằng người Mĩ
cần có trách nhiệm và phản ứng mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết các vấn
đề chính trị - xã hội ở các nước nghèo kém phát triển..”

Tuy “giấc mơ Mĩ” không thành sự thật nhưng hình ảnh lá cờ Mĩ đã để lại
nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Sau này Hoa Kỳ đã trở thành đất nước
mình yêu thích nhất, là lý tưởng cho mục tiêu và sự nghiệp chính trị, là
niềm tin vững chắc để mình mang tư tưởng tự do dân chủ đến các nước Á
Châu.

Mấy năm trời miệt mài làm nghề bới rác, những đứa trẻ tụi mình cứ nghĩ
rằng bãi rác này sẽ mãi mãi tồn tại để kiếm sống mà lại không hiểu rằng
cái gì cũng có giới hạn của nó. Bãi rác rộng lớn là vậy nhưng sau gần
chục năm hoạt động cũng phải nói lời kết thúc vì không thể chứa thêm
được nữa, đồng thời bị phản đối từ phía dư luận vì gây ô nhiễm. Thế là
họ quyết định đóng cửa bãi rác và mở một bãi rác mới ở nơi khác. Cuối
cùng thảm họa mùi và thảm họa ruồi cũng phải chấm dứt, đa phần người dân
cảm thấy vui sướng khi đón tin này, nhưng một phần còn lại thì có tâm
trạng buồn thảm vì mảnh đất kiếm sống của họ sẽ không còn nữa. Rác là
nguồn sống của họ, rác không còn nữa đồng nghĩa với cuộc sống của họ sẽ
khó khăn hơn, vất vả hơn.

Tụi trẻ con chúng mình cũng cảm thấy buồn, từ giờ không còn được tụ tập
vui chơi trên bãi rác nữa, không còn được chơi trò đánh trận giả, lá cờ
cũng không còn được tung bay trong niềm vui chiến thắng của tụi mình.
Tất cả đã kết thúc, kỷ nguyên của rác giờ chỉ là quá khứ và thay vào đó
là một kỷ nguyên mới, còn đối với chị em mình thì đó là kỷ nguyên của
sức mạnh đồng tiền.

Cuộc sống của những đứa trẻ nhặt rác nơi đây cũng chẳng tốt đẹp gì, một
tương lai u ám không gì sáng sủa, một số phận bấp bênh sống dựa vào sự
lên xuống của rác. Tuy sống trong rác chết vùi trong rác, nhưng những
đứa trẻ như mình luôn ý thức một rằng phải giữ cho con người và tâm hồn
mình trong sáng, không vì rác mà bị vấy bẩn.

Nhặt rác là một công việc khá vất vả, đòi hỏi phải có sức chịu đựng tốt
vì luôn đối mặt với mùi hôi thối và ruồi nhặng. Thời gian đầu hai chị em
mình cảm thấy rất khó chịu, chóng mặt và buồn nôn, về nhà cơm cũng
chẳng muốn ăn. Thế nhưng nhìn những đứa trẻ khác trong xóm làm được thì
chị em mình tự nhủ phải cố gắng hơn, quyết không để thua kém bọn nó. Sau
gần hai tháng miệt mài, hai chị em mình cũng dần quen được môi trường
khắc nghiệt đó. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và mưa phùn vẫn khiến
cho tụi trẻ con chúng mình phát ớn vì khó chịu. Ngày nắng nóng thì mồ
hôi nhễ nhại, nắng cháy da và mùi thối của rác bốc lên nồng nặc. Còn
những ngày mưa phùn thì tồi tệ hơn, rác trở lên lấm bẩn vì dính nước
mưa.. rác mà bẩn thì tụi mình cũng bẩn theo, thế là không có quần áo
thay, càng khiến cho tụi mình khó chịu hơn.

Có rất nhiều người tò mò hỏi về thu nhập của công việc nhặt rác, nhưng
họ lại không hiểu rằng một khi làm cái nghề thấp hèn này thì không ai
muốn trả lời câu hỏi đó, họ chỉ cần hiểu một điều đơn giản là công việc
này giúp cho những người nghèo nơi đây đủ trang trải cuộc sống khó khăn
hàng ngày.

Ai cũng nghĩ đây là một nghề thấp hèn của xã hội, nhưng mọi người nơi
đây thì lại quan niệm khác “không có nghề hèn, chỉ có người hèn”, vì vậy
mặc kệ người ta nói gì, những người nhặt rác vẫn cứ cần cù chăm chỉ làm
việc, mong tích cóp được một khoản tiền nhỏ để cho con cái sau này có
một tương lai sáng sủa hơn..

Nhặt rác là công việc vất vả nhưng còn có một mối nguy hiểm tiềm ẩn mà
không ai ngờ tới, đó chính là ô nhiễm, độc hại làm ảnh hưởng tới sức
khỏe. Mình cũng chứng kiến nhiều người nhặt rác phải gánh chịu hậu quả
và di chứng, có đôi vợ chồng cưới nhau mấy năm nhưng ba bốn lần sẩy
thai, đến năm thứ 5 mới đẻ được nhưng đứa trẻ rất gầy còm, chậm phát
triển.., 4 người bị phát hiện ung thư, một số người chết non không rõ
nguyên nhân.., chưa kể rất nhiều người mắc các bệnh về hô hấp, da
liễu... Ai cũng biết làm cái nghề này rất độc hại, nhưng họ chẳng còn
con đường nào khác, rác là lựa chọn duy nhất của những con người khốn
khổ nơi đây. Cho dù rác độc hại nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm, nghèo
khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo
lắng điều đó.

Con người cho dù sinh ra có cuộc sống sung sướng hay nghèo khổ, có thân
phận cao sang hay thấp hèn.. thì khi chết đi đều được đem về an táng
chung một nơi là nghĩa địa. Những vật phẩm hàng hóa của con người sản
xuất ra cũng giống như vậy, cho dù đó là sản phẩm đắt giá hay rẻ tiền,
cao quý hay bình dị.. nhưng một khi không còn giá trị hay không được sử
dụng nữa thì cùng chung một số phận là bị người ta vất ra bãi rác..
Chính vì vậy mà ở bãi rác có tất cả mọi thứ, có thứ còn dùng được, có
thứ không, có thứ người này không sử dụng được nhưng người khác lại dùng
được.. tất cả đều nằm lẫn lộn với nhau.

Những người nhặt rác tận dụng tất cả những gì có thể bán được tiền và cả
những thứ còn sử dụng được đem về nhà dùng. Họ còn nhặt cả những thứ đồ
chơi mà bọn thành phố vất đi để mang về cho con nhỏ ở nhà chơi (búp bê,
gấu bông, ô tô…). Chứng kiến cảnh đó mình có cảm giác buồn khó hiểu và
trong đầu đặt ra một câu hỏi lớn : “tại sao lại có sự bất công lớn như
vậy, có đứa sinh ra trong giàu có được mua đồ chơi mới, còn những đứa
trẻ nghèo phải dùng đồ vất đi của bọn chúng”. Tuy mình cũng ước ao có
được cuộc sống giàu sang như họ, nhưng không hiểu sao mình lại có tư
tưởng nghét người giàu có, còn nguyên nhân vì sao thì mình cũng không
giải thích nổi.
Điều thú vị và bất ngờ nhất đối với người nhặt rác là lượm được tiền, có
thể nói không ai làm cái nghề này mà không nhặt được tiền bao giờ,
không ít thì nhiều và tùy thuộc vào sự may mắn nữa. Có những người được
“thánh cho ăn lộc” còn nhặt được cả vàng và bọc tiền lớn, chắc mọi người
cũng hiểu cảm giác đó tuyệt vời như thế nào. Thế nhưng đâu phải ai cũng
được hưởng diễm phúc như vậy, nếu không những người nhặt rác biến thành
tỉ phú hết cả rồi. Hồi đó mình còn quá trẻ con nên có ao ước viển vông
rằng nhặt được một bao tải tiền và trở nên giàu có, tha hồ mà tiêu xài
mua sắm.., sau này mỗi khi nghĩ đến mình lại cảm thấy thật buồn cười và
ngốc nghếch.

Mỗi khi lượm được tiền, cho dù đó chỉ là những đồng tiền lẻ nhưng điều
đó cũng khiến cho những người nhặt rác cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc,
xua tan đi những nhọc nhằn mệt mỏi trong người và cố gắng làm việc hơn.
Muốn nhặt được tiền cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tiền thường được
tìm thấy ở những chỗ như trong quần áo cũ, trong chăn ga, gối đệm.. bị
người ta vô tình vất đi mà không biết.

Chị em mình cũng hay may mắn nhặt được tiền, tuy không nhiều nhưng cũng
khiến chị em mình vui lắm rồi. Và thường khi lượm được tiền, sau buổi
làm việc hôm đó hai chị em đều mua kem để tự thưởng cho chính mình. Đối
với người thành phố thì họ chẳng thèm ăn thứ kem mút rẻ tiền như vậy,
nhưng với những đứa trẻ nghèo như tụi mình thì đó lại là món ăn hảo hạng
tuyệt vời nhất. Mặc kệ quần áo lấm lem dính bẩn, mặc kệ mặt mũi chân
tay chưa rửa, chị em mình vẫn cầm que kem ăn một cách ngon lành, đã thế
vừa ăn lại phải đuổi lũ ruồi đáng nghét đang bâu xung quanh. Tuy bị lũ
ruồi làm cản trở việc thưởng thức món kem hảo hạng nhưng trên khuôn mặt
chị em mình vẫn rạng rỡ nụ cười hạnh phúc, đó là những khoảnh khắc đẹp
nhất, đáng nhớ nhất của tuổi thơ hai chị em. Có ai ngờ hạnh phúc là
những điều giản dị như vậy, và những thứ hạnh phúc bình dị đó cho dù có
tiền chị em mình cũng không mua lại được, nó chỉ còn hiện lại trong kí
ức đẹp đẽ mà thôi. Sau này mình trở lên giàu có, được thưởng thức những
món kem đắt tiền nhất, sang trọng nhất ở cả trong và ngoài nước, thế
nhưng nó lại không bao giờ có cảm giác ngon lành như que kem rẻ tiền hồi
ấy, cuộc đời này đúng là có nhiều điều kì lạ phải không các bạn.

Quả thực ở bãi rác có rất nhiều câu truyện khó tin mà chỉ có những con người nơi đây mới hiểu và thấm thía được.

Ngoài lượm được tiền ra, những người người bới rác còn nhặt được cả
những giấy tờ cá nhân quan trọng khác như chứng minh nhân dân, bằng lái
xe, hộ chiếu.. Đây là những giấy tờ quan trọng, vì vậy khi nhặt được mọi
người đều tìm cách liên lạc để trả lại cho chủ nhân, vừa làm được điều
tốt lại vừa được người ta hậu tạ tùy theo mức độ quan trọng của giấy tờ
đó. Tuy nhiên, nhiều khi “làm ơn phải tội”, đã không được hậu tạ cái gì
lại còn bị người ta quy cho cái tội ăn cắp, rồi giả vờ nhặt được để xin
tiền… Cuộc đời này đúng là có lắm kẻ khốn nạn, đạo đức sống không bằng
loài vật, coi thường người nghèo như rác rưởi. Mình cũng chứng kiến cảnh
một tên nhà giàu sơ ý làm mất một bọc tiền và lẫn trong đống rác, khi
hắn đến bãi rác nói chuyện với mọi người thì có thái độ hách dịch, quát
mắng mọi người nếu nhặt được mà không đem trả sẽ trả thù.. Lúc đó mình
và những người nhặt rác đều biết ai nhặt được bọc tiền đó, nhưng vì thấy
thái độ không tử tế của hắn nên tất cả mọi người đều im lặng, thà để số
tiền đó rơi vào tay người khác còn hơn đem trả cái loại cầm thú như
vậy. Điều đáng nói ở đây chính là mọi người rất biết bảo vệ và giúp đỡ
nhau trong những trường hợp đặc biệt..

Làm việc ở đây có rất nhiều điều thú vị mà chỉ có những người nhặt rác
và các chủ nhà hàng mới biết được. Đó là khi các xe đổ rác xuống bãi,
trong những thứ rác hỗn độn đó thỉnh thoảng có những con chó hoặc mèo
chết không biết vì nguyên nhân gì. Và thế là những người bới rác nhặt
những con vật chết đó rồi đem bán cho mấy ông chủ quán thịt ở gần đấy.
Sau đó, ông chủ quán sẽ làm thịt và chế biến bằng phương pháp đặc biệt,
cuối cùng cung cấp thịt cho các nhà hàng trong thành phố.. Và thế là
những con chó mèo chết đó lại biến thành những món ăn đặc sản hảo hạng
giành cho những dân bợm nhậu và đại gia lắm tiền thích ăn nhà hàng. Có
khi chính chủ nhân vất con vật chết đó đi lại ăn phải món ăn đặc biệt ấy
mà vẫn khen ngon hết lời.

Có lần mình phát hiện một con chó chết đã bốc mùi thối và ruồi nhặng bậu
đầy xung quanh, mình không biết lão chủ quán đó có nhận mua con vật
chết thối này không. Suy nghĩ một hồi hai chị em mình vẫn cho nó vào bao
tải rồi đem bán thử xem sao. Không ngờ lão chủ quán lại chẳng thèm chú ý
đến xem con vật chết thối đến mức độ nào mà vẫn vui vẻ nhận mua và trả
tiền, đã thế hôm đó lại trả giá cao hơn bình thường vì đang cần hàng,
khiến cho chị em mình vui lắm, thế là lại có tiền ăn kem.. Cuộc đời luôn
là vậy, nếu bạn không ăn thì hãy để người khác ăn, không có gì là lãng
phí cả.
Hồi đó mình còn quá nhỏ để nhận thức được vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm, vì vậy đã vô tình tiếp tay cho hành động mất nhân tính của những
kẻ xấu đó. Mình nghe nói bọn họ dùng các loại hóa chất tẩy rửa “thần kì”
làm cho thực phẩm thiu thối lại biến thành thực phẩm tươi sống giống
như bình thường, gần như là không thể phát hiện ra được, kể cả những
người có kinh nghiệm chọn thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn nạn lớn của quốc gia khi mà có hẳn
một nghành công nghiệp dịch vụ chuyên tái chế các thực phẩm chết, hôi
thối, phế thải… để đem trà trộn với các thực phẩm tươi sống khác, thu
lợi nhuận bất hợp pháp hàng tỉ đôla Mĩ mỗi năm. Liệu có ai hiểu khi bước
chân ra nước ngoài đó là một nỗi nhục đáng hổ thẹn, một vết sẹo lớn làm
hoen ố hình ảnh quốc gia. Vì vậy khi trở thành một nhà hoạt động chính
trị, mình thề rằng sẽ phải làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo nên một
hình ảnh mới “thân thiện” với tất cả mọi người chứ không phải là cái gai
trong mắt, một kẻ thù đáng sợ, một nỗi nguy hiểm tiềm ẩn mà những người
nước ngoài vẫn hay nghĩ… (Đoạn này tác giả có ẩn ý, không hẳn chỉ nói
về an toàn thực phẩm mà còn ám chỉ cái khác lớn lao hơn, vì vậy độc giả
cần phải liên tưởng tới “hình ảnh quốc gia” thì mới thấu hiểu ý nghĩa
sâu sắc của nó.)

Chứng kiến cảnh những con vật chết thối đó lại được tái chế để đem bán
cho các nhà hàng thì hai chị em thề rằng không bao giờ ăn thịt chó mèo
ngoài quán (nói vậy thôi chứ cũng chẳng có tiền mà được ăn uống như
người ta). Sau này em trai mình trở nên giàu có thì nó cũng chỉ dám ăn
thịt chó mèo nếu biết trước con vật đó xuất xứ từ đâu mà ra. Khổ thân em
trai, có lẽ nó vẫn còn mắc cái bệnh nghề nghiệp.

“ Hàm Tử Dương : Vấn đề vệ sinh thực phẩm quả thực tui không dám có bình
luận gì, nhưng tốt nhất là không nên biết thì hơn, các cụ đã bảo rùi
“Điếc không sợ súng”, thế nên không biết thì cứ thoải mái ăn chẳng lo
ghĩ gì, nhưng nếu đã trót dại biết thì chẳng ai dám ăn, mà có ăn thì
cũng mất hết vị ngon. Mà mọi người ai cũng hiểu rồi đó, thời buổi bây
giờ cái gì cũng mất vệ sinh, cái gì cũng độc hại…, thế nên biết để làm
gì, cứ ăn cứ chơi tẹt ga đi, sống chết đã có số.. Mà có lỡ ngộ độc thì
cũng chẳng lo, bảo hiểm nhà nước bắt đóng rùi, không dùng thì cũng phí.
Ta có thể chết vì ăn, chết vì uống, chết vì gái… nhưng quyết không thể
chết vì thiếu ba thứ đó.”

Ở bãi rác có rất nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi với hai chị em mình, nhà
chúng nó cũng nghèo và phải đi bới rác kiếm tiền. Bãi rác vừa là nơi
kiếm ăn nhưng cũng là vừa là sân chơi của tụi trẻ con. Vì có đông đảo
lực lượng nên chúng mình thường chơi trò đánh trận giả, chia làm nhiều
bên rồi đánh nhau chiếm đảo. Đảo ở đây thực chất là những đống rác chất
cao như núi.

Để trò chơi đánh trận giả thêm phần hấp dẫn, mỗi đội quân có lá cờ riêng
của mình. Cờ bọn mình sử dụng là cờ thật hẳn hoi, nhưng không phải đi
mua mà là nhặt từ bãi rác. Như mình đã nói ở trên, bãi rác là kho tàng
lưu trữ tất mọi thứ vất đi và không còn giá trị sử dụng, ngay cả quốc kì
thiêng liêng cao quý như vậy cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu
này..

Có lẽ nhiều người khá bất ngờ vì ở đây có cả cờ của nước ngoài như Mĩ,
Anh, Nhật… và hầu hết chúng đều còn lành lặn. Những lá cờ này là do các
công ty nước ngoài khi vào làm ăn ở nước mình thì đều treo cờ giễu võ
giương oai. Sau khi những lá cờ này cũ thì họ vất đi để thay bằng những
lá cờ mới, còn lá cờ cũ thì bị tống vào thùng rác một cách không thương
tiếc và cuối cùng rơi vào tay tụi mình. Những lá cờ này không thể là của
Đại sứ quán hay lãnh sứ quán vì họ không bao giờ ném quốc kì của mình
vào thùng rác mà thực hiện nghi lễ đốt cờ để hủy nó đi. Chỉ có các công
ty làm ăn bố láo mới to gan mới vứt lá cờ của mình ra bãi rác, không bít
người dân của họ khi nhìn thấy quốc kì của nước mình nằm ở bãi rác hôi
thối thì họ sẽ suy nghĩ thế nào nhỉ..

Trò chơi đánh trận giả diễn ra hết sức náo nhiệt và hoành tráng, lá cờ
đại diện cho quân của mỗi bên, “tượng trưng cho sức mạnh và khí thế hào
hùng của thế hệ trẻ”… Trong khi chơi, lũ trẻ lao vào chiếm đảo của nhau,
xô đẩy nhau lăn lông lốc từ trên cao xuống rồi lại hăng hái leo lên vật
lộn và quần nhau tiếp. Cứ như vậy bãi rác trở thành bãi chiến trường
cho những đứa trẻ nghèo như tụi mình vui chơi. Trò chơi chỉ kết thúc khi
bên nào chiếm được toàn bộ đảo và bên kia không còn khả năng chiếm lại
được nữa, lúc đó lá cờ của bên thắng trận sẽ tung bay trên hòn đảo cao
nhất như khẳng định cho chiến thắng vẻ vang mà quân mình đã giành được.

Chơi đánh trận giả thích nhất là được cầm cờ, (nhưng mình nghe nói trong
chiến tranh thì không ai muốn cầm cờ vì cầm cờ là chết, lúc chiến đấu
hai bên đều tập trung bắn vào người cầm cờ của đối phương, cứ người cầm
cờ này ngã xuống thì lập tức người sau đó lại cầm lên, không được để cờ
nằm phủ dưới đất, lá cờ thể hiện khí thế tấn công, tinh thần quyết
thắng, vì vậy mà lá cờ lúc nào cũng phải tung bay trên trận địa để cổ vũ
tinh thần chiến đấu của tất cả binh lính). Còn hình ảnh lá cờ tung bay ở
đây lại thể hiện niềm khát khao của những đứa trẻ nghèo mong muốn vượt
qua số phận, vượt lên chính mình, đồng thời thể hiện ước mơ về một ngày
mai tươi sáng, hạnh phúc hơn..

Có lần trong trò chơi đánh trận giả, phe liên quân mang cờ nước ngoài
giành chiến thắng, hôm đó mình lại là người may mắn được cầm cờ, nhưng
không phải là cờ quốc gia mà là cờ Mĩ, mọi người đừng nghĩ là phản động
nhé vì tụi mình lúc đó không quan tâm đến vấn đề chính trị, nói chung là
không biết gì. Lúc đấy mình vui lắm, vẫy là cờ chiến thắng tung bay
trên thành cát cuối cùng của quân địch, nụ cười rạng rỡ của tụi trẻ con
chúng mình khiến cho cả những người lớn đang nhặt rác cũng cảm nhận
được, có lẽ họ mong rằng tương lai của tụi trẻ sẽ không phải vất vả, lam
lũ mưu sinh trên bãi rác này.

Trong lúc mình và tụi trẻ đang hân hoan đón mừng chiến thắng thì có một
người lạ đã chụp được khoảnh khắc độc nhật vô nhị trong lịch sử này.
Mình và tụi trẻ lúc đó không quan tâm đến sự hiện diện của của người
chụp ảnh, đến bây giờ mình cũng không xác định đó là phóng viên, nhà báo
hay chỉ là nhà nhiếp ảnh tự do ngẫu hững chụp bức ảnh vừa rồi. Thế
nhưng không hiểu vì sao mà bức ảnh lại không bao giờ được công bố cho dư
luận biết, có thể họ lo ngại bức ảnh đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chính
trị vì lá cờ mình đang cầm trên tay là của nước Mĩ, cũng có thể người
chụp ảnh không hiểu được giá trị thực sự của nó mà đem vứt vào một xó..
Đến bây giờ mình vẫn còn băn khoăn một điều, nếu như bức ảnh đó được
công bố rộng rãi cho dư luận biết, đặc biệt là dư luận Mĩ thì họ sẽ có
phản ứng như thế nào, liệu có tạo nên được lán sóng dư luận làm rung
chuyển cả nước Mĩ hay không. Có lẽ người Mĩ sẽ bị sốc khi lá cờ của họ,
lá cờ đại diện cho đất nước, cho sức mạnh quyền lực và nền tự do dân chủ
lại tung bay bởi một cô bé lấm lem bẩn thỉu nhưng lại rạng rỡ nụ cười
hạnh phúc của niềm vui chiến thắng. Hơn nữa lá cờ đó lại tung bay trên
đỉnh của bãi rác, một nơi không có gì là đẹp đẽ cả..

Dĩ nhiên dư luận Mĩ sẽ không lên án hành động cầm lá cờ bôi nhọ hình ảnh
nước Mĩ, mà ngược lại họ vô cùng xúc động khi thấy cuộc sống mưu sinh
của những đứa trẻ nghèo nơi đây, đằng sau những nụ cười rạng rỡ đó là
một cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh.. Và với tính cách của người Mĩ thì họ
sẽ không bao giờ bỏ rơi những đứa trẻ như vậy, đặc biệt là mình, cô bé
đã giương cao ngọn cờ chiến thắng, biểu tượng của nền tự do dân chủ Hoa
Kỳ. Có khi mình lại được đưa sang Mĩ nuôi dưỡng và học hành miễn phí, ôi
“giấc mơ Mĩ” của những đứa trẻ nghèo…

“Hàm Tử Dương : Đừng nên coi thường một bức ảnh, bởi vì nó có thể làm
thay đổi cuộc đời của cả người chụp và người được chụp, để hiểu thêm về
lĩnh vực này độc giả nên tìm hiểu về 100 bức ảnh làm thay đổi cả thế
giới và giải thưởng Ảnh báo chí thế thới World press photo (trong đó có
rất nhiều ảnh của Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ)”.

“Hình ảnh tác giả giương cao ngọn cờ tự do của Mĩ “ám chỉ” rất nhiều vấn
đề, có thể tác giả muốn ca ngợi nước Mĩ, ca ngợi nền tự do dân chủ Mĩ,
cũng có thể tác giả muốn gửi một thông điệp đến nước Mĩ rằng người Mĩ
cần có trách nhiệm và phản ứng mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết các vấn
đề chính trị - xã hội ở các nước nghèo kém phát triển..”

Tuy “giấc mơ Mĩ” không thành sự thật nhưng hình ảnh lá cờ Mĩ đã để lại
nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Sau này Hoa Kỳ đã trở thành đất nước
mình yêu thích nhất, là lý tưởng cho mục tiêu và sự nghiệp chính trị, là
niềm tin vững chắc để mình mang tư tưởng tự do dân chủ
Về Đầu Trang Go down
 
Vua Bãi Rác- Tác Giả : Venus..."nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó."
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chet van ha tien 4.3gp
» chet van ha tien 8.3gp
» Nguyễn Ngọc Ngạn - Chết vẫn hà tiện .flv
» Sieu mat trang co phai la nguyen nhan cua song than va dong dat ?????????????
» Aubrey - Rất lãng mạn.....

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Kingdom of A1 :: Ebook :: Truyện ngắn-
Chuyển đến